Gần đây một bài viết trên tờ Los Angeles Times được mở đầu bằng một đoạn khá hài hước như sau: Nếu bạn dự định sắp đi ăn lẩu thì hãy cân nhắc lời mời, bạn cần đảm bảo rằng những người bạn mời đến đều là những người chu đáo, ý tứ, thậm chí là phải biết ăn uống nhường nhịn,…
Theo lời của chuyên gia ẩm thực của trang Los Angeles Times cho rằng khi những người ngồi cùng nhau quay quần bên một nồi lẩu, và tất cả cùng nhúng những đôi đũa của mình vào một cái nồi đang sôi sùng sục đó, cùng ăn chung một nồi lẩu đó thì họ cần phải có sự thấu hiểu lẫn nhau để không ai vầy nồi lẩu quá lâu cho riêng mình. Điều đó có nghĩa rằng sẽ không có ai bỏ đồ ăn vào nhúng rồi lại bỏ quên trong đó, hay không có ai tự ý chế thêm gia vị vào nồi lẩu theo sở thích riêng mình,…
Tất cả những từ ngữ ý tứ bên nồi lẩu này là cần thiết để không một cá nhân nào làm hỏng đi hương vị món ăn chung của cả nhóm, đó là kinh nghiệm ăn bên nồi lẩu nóng đối với người Tây phương.
Họ hướng dẫn những chi tiết cụ thể như vậy bởi văn hóa ăn lẩu chưa thực sự “ngấm” vào người dân nơi đây, do đó họ chỉ biết tới ăn lẩu như một món ăn mới lạ ở thế giới.
Trong văn hóa ẩm thực châu Á thì mỗi nước lại có một phiên bản ăn lẩu riêng của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… đều có cách chế biến, bày biện trang trí, thưởng thức khác nhau.
Đặc điểm của lẩu Hàn đó là bên cạnh những món ăn lẩu nóng sốt thì họ thường có thêm các món thịt nướng, mì nhúng; và khi họ đã ăn hết các món lẩu, rau, mì thì họ sẽ cho gạo, rong biển và trứng vào nồi lẩu để nấu thành một nồi cháo nhỏ.
Còn lẩu Nhật được cả thế giới đặc biệt tín nhiệm bởi chất lượng cao cấp của những nguyên liệu hàng đầu như hải sản, thịt bò, hay những món ăn đặc biệt như đậu phụ nóng tofu, sashimi, sushi,… Món tráng miệng được sử dụng sau khi ăn lẩu thường là những món ăn đơn giản, khiến con người cảm thấy thanh mát như kem dâu, bánh caramel,…
Nồi lẩu Thái lại có điều đặc biệt đó là sẽ được ngăn đôi thành 2 bên nước dùng khác nhau, có thể 1 bên là dùng chua cay tom yum, để ăn với thịt, còn một bên là nước dùng với nhiều loại rau, thảo mộc mang hương vị thanh mát hơn.
Los Angeles Times nhận định rằng trong mỗi nồi lẩu Việt thì hương vị của nồi lẩu được chế biến “rất tới” và khả năng gây nghiện cao; trong suốt quá trình ăn thì vị của mỗi ngụm nước lẩu lại hoàn toàn khác so với trước.